Hội chẩn toàn viện tìm phương án mổ tối ưu cho bệnh nhi
Bé trai 12 tuổi (Mê Linh, Hà Nội) được phát hiện mắc tim bẩm sinh gọi là tứ chứng Fallot từ khi được 3 tháng tuổi. Khi đó, trẻ được phẫu thuật lần thứ nhất tại Bệnh viện Việt Đức.
Sau 2 năm (năm 2014), trẻ phải trải qua ca phẫu thuật thứ hai tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Khi đó, các bác sĩ đã sửa toàn bộ cho trẻ, sửa van động mạch phổi và sửa nhánh động mạch phổi, vá thông liên thất. Đến năm 2018, trẻ tiếp tục có cuộc phẫu thuật lần thứ 3 để sửa nhánh trái động mạch phổi do bị hẹp.
Trẻ đến kiểm tra định kỳ tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Gần đây, trẻ xuất hiện mệt, khó thở khi hoạt động thể lực, các bác sĩ phát hiện van động mạch phổi của trẻ bị hở nặng 4/4 gây suy chức năng tim phải. Tổn thương này cần phải can thiệp bằng phẫu thuật hoặc can thiệp qua đường ống thông để phòng bệnh tiến triển nặng thêm.
Bệnh viện Tim Hà Nội đã hội chẩn toàn viện nhằm tìm phương án can thiệp tốt nhất cho trẻ (Ảnh: M.H).
TS.BS Nguyễn Công Hà, Phó khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Tim Hà Nội, cho biết, để thay van động mạch phổi, phương pháp kinh điển là mở lồng ngực (phẫu thuật tim hở). Tuy nhiên, phương pháp này có mức độ xâm lấn rất lớn, người bệnh phải nằm viện kéo dài, Vip Casino Games - Trải Nghiệm Sòng Bạc Hạng Sang ảnh hưởng đến sức khỏe sau phẫu thuật.
Đặc biệt, Go88 Tài Xu – Khám Phá Thế Giới Cá Cược Đặc Sắc và Hấp Dẫn với trường hợp này, Giá vàng tin ngc hôm nay – Cập nhật và phân tích mới nhất bệnh nhi đã phẫu thuật 3 lần nên nếu phẫu thuật lần 4 thì nguy cơ cuộc mổ sẽ cao hơn.
Theo BS Hà, phương pháp tiên tiến hơn là thay van động mạch phổi qua ống thông. Các bác sĩ sẽ sử dụng một loại van nhân tạo sinh học, van này sẽ được thu nhỏ vào trong ống thông.
Ca can thiệp thay van động mạch phổi qua đường tĩnh mạch ở cổ cho bệnh nhi kéo dài hơn 3 giờ (Ảnh: M.H).
Bình thường ống thông sẽ được luồn từ một tĩnh mạch lớn từ đùi để đưa dụng cụ đến vị trí van động mạch phổi bị hở. Thông qua hệ thống máy chụp mạch máu xóa nền, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ đến vị trí van động mạch phổi bị hở, đẩy van nhân tạo ra khỏi ống thông. Sau đó, van nhân tạo bung ra và hoạt động như một van tim bình thường.
Đây là kỹ thuật ít xâm lấn, ít gây biến chứng,tải bắn cá xèng giúp bệnh nhân phục hồi nhanh sau can thiệp.
"Tuy nhiên, trước đó bệnh nhi đã phải trải qua 3 lần phẫu thuật nên các tĩnh mạch ở đùi bị tắc, khi can thiệp không thể đưa ống thông đi qua tĩnh mạch đùi được. Vì thế, sau khi hội chẩn toàn viện, các bác sĩ quyết định sẽ làm can thiệp thay van động mạch phổi qua đường tĩnh mạch ở cổ", BS Hà cho biết.
Lần đầu tiên Việt Nam thay van động mạch phổi qua đường tĩnh mạch cổ
Đây là lần đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội thực hiện can thiệp đi qua đường tĩnh mạch cổ, dưới sự hỗ trợ của TS.BS Đỗ Nguyên Tín, Trưởng Đơn vị can thiệp tim mạch, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM).
Đây cũng là ca đầu tiên tại Việt Nam, lý do việc can thiệp đi qua đường cổ phức tạp hơn rất nhiều, khả năng biến chứng cũng cao hơn.
Trong trường hợp can thiệp đi qua đường đùi, mạch máu chạy thẳng nên các bác sĩ sẽ dễ đưa dụng cụ vào. Trong khi đó, đi qua đường cổ thì đường đi sẽ vòng vèo, khó đưa dụng cụ vào và dụng cụ hay bị bật ra
Sau hơn 3 tiếng thực hiện, ca can thiệp thay van động mạch phổi cho trẻ đã thành công tốt đẹp. Sau đó, trẻ được chuyển lên phòng hồi sức.
Hiện sức khỏe của trẻ ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày tới (Ảnh: M.H).
ThS.BS Nguyễn Quốc Hùng, Phụ trách khoa Nội nhi, Bệnh viện Tim Hà Nội, cho biết thêm, chỉ sau hơn 2 ngày trẻ đã có thể đi lại nhẹ nhàng và có thể xuất viện trong vài ngày tới. Thời gian đầu, trẻ sẽ phải khám định kỳ một tháng một lần, sau đó có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
Ưu điểm của can thiệp thay van động mạch phổi qua da là bệnh nhân không đau, thời gian nằm viện ngắn và đặc biệt là không để lại vết sẹo dài như phẫu thuật kinh điển.
Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân bị hở van động mạch phổi sau khi phẫu thuật tứ chứng Fallot 4 hoặc hở van động mạch phổi nặng (đã làm can thiệp nong van, hở phổi sau thông thắt teo van).