Đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2 - Ảnh: GIANG LONG
Cuối chiều ngày 25-12, phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2 đã kết thúc phần tranh tụng chuyển sang nghị án. Viện kiểm sát nêu quan điểm đối đáp và các bị cáo được nói lời sau cùng.
Cựu phó giám đốc sở đòi tiền làm tăng chi phí cách lyNêu quan điểm đối đáp tại tòa, đại diện viện kiểm sát cho rằng ông Trần Tùng, cựu phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên, đã thỏa thuận giá cao với doanh nghiệp khi đưa công dân về nước cách ly, tuy nhiên lại chỉ đạo ký hợp đồng giá thấp hơn để chuyển tiền chênh lệch cho mình.
"Những hành động này thể hiện thủ đoạn tinh vi, nhằm che giấu hành vi phạm tội", viện kiểm sát nhận định.
Theo đại diện cơ quan công tố, đáng lẽ công dân khi về nước không phải bỏ thêm tiền, nhưng do ông Tùng đã thỏa thuận mức giá cao với doanh nghiệp để hưởng lợi tiền chênh lệch, nên người dân phải trả thêm "chi phí" mới được cách ly.
"Số tiền người dân chi thêm cũng là tiền bị cáo được hưởng lợi", viện kiểm sát cáo buộc và giữ quan điểm truy tố và mức án đã đề nghị 12 - 14 năm tù đối với ông Tùng cho hai tội danh.
Tạo Thế Giới Gacha Life_ Khám Phá và Tạo Ra Những Nhân Vật Độc Đáo che giấu hành vi phạm tội’ - Ảnh 2." title="" rel="lightbox" photoid="796334535500070912" data-original="https://cdn.tuoitre.vn/471584752817336320/2024/12/25/chuyen-bay-giai-cuu-f-17351249478281851010943.jpg" type="photo" style="max-width:100%;" width="2000" height="1125" loading="lazy">
Các bị cáo tại phiên tòa vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2 - Ảnh: GIANG LONG
Cựu phó giám đốc sở bị cáo buộc đã thỏa thuận với doanh nghiệp đưa công dân về tỉnh cách ly với giá trọn gói 18 triệu đồng/người. Tuy nhiên mức giá ghi trên hợp đồng giữa hai bên chỉ từ 10 - 12 triệu đồng.
Số tiền chênh lệch 6 - 8 triệu đồng "ăn chênh" ngoài hợp đồng mà người dân phải trả khi về cách ly sẽ được chuyển lại cho ông Tùng. Cựu phó giám đốc sở bị cáo buộc sau ba chuyến bay nhận hối lộ 4, Vip Casino Games - Trải Nghiệm Sòng Bạc Hạng Sang4 tỉ là "tiền ngoài hợp đồng".
Ông Tùng còn bị cáo buộc qua 7 chuyến bay kết hợp với doanh nghiệp, Go88 Tài Xu – Khám Phá Thế Giới Cá Cược Đặc Sắc và Hấp Dẫn đưa 1.400 công dân từ Nhật Bản về Thái Nguyên cách ly, đã hưởng lợi 3,27 tỉ đồng.
Nói lời sau cùng, ông Trần Tùng bật khóc phân trần "từ khi bị bắt không có ngày nào thôi ăn năn về hành vi của mình".
"Nói gì thì nói, những việc đã làm không thể làm lại, giờ bị cáo phải nhận hình phạt thích đáng. Bản thân bị cáo chỉ phạm tội đơn lẻ, không phải chủ mưu, xin được khoan hồng", ông Tùng nói và xin hưởng khoan hồng, gửi lời xin lỗi tỉnh Thái Nguyên vì làm ảnh hưởng uy tín địa phương.
"Bị cáo đưa hối lộ một cách hồn nhiên vô tư vì thiếu hiểu biết pháp luật"?Nói lời sau cùng trước khi tòa nghỉ nghị án, ông Nguyễn Văn Văn, cựu phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, thừa nhận sai phạm do thiếu nhận thức.
"Trong suy nghĩ bị cáo chưa bao giờ có ý đòi hỏi. Dù doanh nghiệp không đưa tiền vẫn chấp thuận cho cách ly nếu đủ điều kiện", ông Văn nói.
Cựu phó giám đốc sở trình bày 35 năm làm bác sĩ luôn nỗ lực trong nghề và xin được hưởng khoan hồng để "tiếp tục có cơ hội chăm sóc sức khỏe người dân".
Ông Lê Ngọc Tường, cựu phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, cũng trình bày nhiều thành tích công tác và mong "người thân, người dân tha thứ vì làm ảnh hưởng đến họ". Cả hai ông bị viện kiểm sát đề nghị 18 - 24 tháng tù về tội nhận hối lộ.
Luật sư Trịnh Văn Tuyến nêu quan điểm bào chữa tại phiên tòa - Ảnh: GIANG LONG
Bị cáo Phạm Quốc Thắng, giám đốc Công ty TNHH PNR, bị đề nghị mức án 2 - 3 năm tù với cáo buộc đưa hối lộ gần 3,5 tỉ đồng cho một số người trung gian để chuyển cho cựu thư ký Phạm Trung Kiên nhằm cấp phép các chuyến bay.
Bào chữa cho ông Thắng, luật sư Trịnh Văn Tuyến nêu quan điểm "việc đưa tiền xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật".
"Bởi lẽ theo thông thường, hành vi đưa hối lộ luôn được thực hiện một cách kín kẽ, thậm chí là ngụy trang để che giấu. Nhưng với bị cáo, khi chuyển tiền đều thực hiện bằng chuyển khoản.
Điều này cho thấy bị cáo rất hồn nhiên, vô tư khi chuyển tiền với mật độ liên tục, đều đặn, số lượng lớn, mà không hề có chút e dè hay giấu giếm", luật sư phân tích.
Luật sư nêu bối cảnh đại dịch COVID-19 nhu cầu công dân về nước là rất lớn, trong khi bị cáo lại đang phải chịu áp lực giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Để giải quyết, bị cáo đã tham gia vào quá trình xin cấp phép chuyến bay giải cứu. Thực tế, công ty của ông Thắng đã góp phần đưa được 345 công dân về nước.
Luật sư xin tòa giảm nhẹ mức hình phạt vì ông Thắng chỉ giữ vai trò giúp sức thứ yếu, không đáng kể, có hành vi phạm tội giản đơn và thụ động.
Từ ngày mai tòa nghỉ nghị án và sẽ đưa ra phán quyết với 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2 vào chiều 27-12.